Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Đào Xuân Khương - Con Đường Lớn Bắt Đầu Từ Những Bước Đi Nhỏ

Bản lĩnh, trí tuệ, tác phong chuyên nghiệp, phong cách trẻ trung, hiện đại... đó là điểm chung của những "Sếp" trẻ.

Trở thành Nhà quản lý, Thành Sếp là đích ngắm của những người có năng lực. Đặc biệt, xu hướng các nhà lãnh đạo từ cấp vừa đến cấp cao đang dần "Trẻ Hóa".

Cuộc gặp gỡ với nhân vật Khi tôi 30 kỳ này với những tâm sự về hành trình khởi nghiệp của Đào Xuân Khương - Giám đốc Công Ty Cổ phần Đại Siêu Thị Meelinh Plaza sẽ đem lại những kinh nghiệm quý giá.

Đào Xuân Khương - Con Đường Lớn Bắt Đầu Từ Những Bước Đi Nhỏ
Anh Đào Xuân Khương
Đi làm bằng xe xịn của công ty "sắm" riêng, lương tháng tính bằng nghìn đô và rất nhiều ưu đãi khác, điều mà bất cứ người làm thuê nào cũng mơ ước, Anh đã làm gì để có được sự ưu đãi đặc biệt này?

Trước tiên, tôi phải làm việc như mọi người. Thứ 2, tôi luôn "tự bắt mình" phải cố gắng đạt được một số việc mà mọi người không thể làm được trong hoàn cảnh đó. Và cuối cùng, có thể tôi cũng là người may mắn vì luôn nhận được sự ưu đãi cũng như tạo điều kiện để làm việc và học tập. Nhưng ngược lại, bạn biết đấy, tôi "LUÔN LUÔN" phải mang đến cho doanh nghiệp "hơn một..." khá nhiều thứ. Chẳng hạn hơn một chút thời gian so với những nhân viên khác và cả hơn một một chút trách nhiệm...

Hành trình của anh để trở thành vị trí “làm thuê số 1” như hiện nay? Anh có thể kể một chút về con đường lập nghiệp của mình?

Tôi tốt nghiệp khoa Ngân Hàng Tài Chính trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 6 tháng đầu tiên ra trường tôi làm ở ngân hàng, trong thời gian đó tôi vẫn tiếp tục nộp CV. Có lẽ cũng đến công ty thứ 20 thì tôi được một lúc 6 Công ty mời đi làm. Cũng như bao bạn trẻ khác, cứ công ty nào lương cao thì chọn. Tôi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao của P & G, với tỷ lệ “1/300” để vào vị trí Section Manager – quản lý kinh doanh vùng và bắt đầu nghề quản lý từ đó.

Và đó là bước đệm tốt để tạo nên sực bật của anh?

Đúng vậy, làm ở P & G, tôi học được các kỹ năng cần thiết của một người quản lý. Rồi cứ 1 năm tăng 1 chức, từ lúc chỉ quản lý kinh doanh 3 tỉnh phía Bắc đến quản lý gần 30 tỉnh. Tôi đã đi hết các tỉnh phía Bắc để hiểu người tiêu dùng cần gì để “phân phối”. Nếu nói “ĐI một ngày đàng học một sàng khôn”, ngẫm ra, tôi thấy đúng là như vậy.

Trước khi “đầu quân” cho Melinh, được biết anh là Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Phú Thái và cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng vẫn không “giữ chân ” được anh vì sao vậy? Các công ty chọn anh hay anh chọn công việc?

Thực ra, Phú Thái là Nhà phân phối chiến lược của P&G ở phía Bắc. Tôi làm ở Phú Thái được gần 2 năm với vị trí Trợ lý Tổng Giám Đốc và Giám Đốc Kinh Doanh của Tập Đoàn. Quả thật đây là một sự trải nghiệm rất quan trọng để tôi trưởng thành hơn trong công việc.

Ở P & G tôi thường học được từ thành công (Learning from success). Còn ở Phú Thái tôi bắt đầu học được từ những thất bại, sai lầm của mình (Learning from mistake).

Thời gian 6 tháng đầu tiên làm việc ở Phú Thái là thời gian vất vả của sự chuyển đổi trong phong cách làm việc của tôi, thế rồi tôi cũng vượt qua. Ở Phú Thái, tôi được hưởng những gì ưu đãi nhất của một người làm thuê. Những chuyến công du nước ngoài thường xuyên giúp tôi nhân ra rằng thế giới nói nhiều hơn đến bán lẻ và logistic. Thế là tôi bắt đầu quan tâm lĩnh vực này. Khi về Việt Nam, cũng tình cờ tôi học cái tên Melinh Plaza và Eurowindow thuộc tập đoàn T&M chuyên về Logistic và quản lý theo phong cách châu Âu. Thế là lại suy nghĩ đến chuyển việc.

Để có được vị trí như hiện nay tại Melinh Plaza, điều kiện cần và đủ, cụ thể với anh là gì?

Tôi bắt đầu tại Melinh Plaza với vị trí Trợ lý Chủ tịch HĐQT tập đoàn T&M Trans. Mỗi ngày đọc khoảng 200 trang báo cáo và tổng hợp, phân tích, rồi báo cáo chủ tịch Hội Đồng Quản Trị. Sau 3 tháng tôi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Tiếp đến tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Đại Siêu Thị Mê Linh, Đồng Thời tôi vẫn làm trợ lý chủ tịch.

Anh có phải trả một “cái giá” nào đó không, để có một công việc, một mức lương, một chế độ đặc biệt như hiện nay?

Nếu nói là không thì chắc chắn là không đúng rồi. Nhưng với tôi không có khái niệm “cái giá”. Mọi thứ đều là những “thử thách”. Nếu vượt qua được sẽ có nhiều trải nghiệm và cảm thấy tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Bước vào ngưỡng 30: Anh là người đàn ông thành đạt?

Nói thế nào nhỉ với tôi không có khái niệm thành đạt chung chung. Nếu như trong công việc, bắt đầu bất kỳ việc gì cũng bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu. Trong cuộc sống cũng vậy, thành đạt tức là bạn phải so sanh kết quả mình đạt được với mục tiêu mình đặt ra. Cái mọi người nhìn thấy ở tôi là kết quả tôi đạt được, cái mọi người không nhìn thấy là mục tiêu tôi đặt ra. Vì vậy, tôi cho rằng không thể nói tôi thành đạt hơn bạn. Quan trọng là mục tiêu của bạn và tôi là gì? Nếu đạt được mục tiêu đó, thế là thành đạt rồi.

Liệu vị trí “làm thuê số 1” hiện nay, có phải là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của anh trên con đường lập nghiệp?

Thực tế thì mỗi bước mình đi đều là một nấc thang để mình tiến lên những tầng cao hơn. Có một câu ngạn ngữ của người Đức “Con đường lớn bắt đầu từ những bước đi nhỏ”, điều quan trọng là tôi vẫn đang bước đi, còn điểm đến trong tương là sẽ là gì thì chưa thể nói trước được.

Là một người thành công trong công việc và rất chịu khó “Nhảy việc”, Anh có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình, đó có phải là “chìa khóa thành công”?

Không riêng tôi mà nhiều bạn trẻ bây giờ cũng vậy, “nhảy việc” không có nghĩa là “đứng nói này trông núi kia” mà để tìm cho mình một “chỗ đứng” thực sư phù hợp.

Cách làm thì cũng đơn giản như mọi người vẫn làm, vừa đi làm, vừa vào google search xem công ty nào đang tuyển người không? Thỉnh thoảng lại có một công ty săn đầu người gọi điện đến phỏng vấn. Thế là nhận được 1 offer từ công ty mới. Thế là lại phải so sánh với công việc hiện tại, lại phải chia giấy làm 2 cột. Một cột ghi ưu điểm, một cột ghi nhược điểm nơi đang làm việc. Lại 1 tờ giấy trắng nữa cho công ty mới. Chuyển chỗ làm mới rồi lại thấy có gì đó không ổn, lại gửi CV, lại phỏng vấn, lại chuyển. Cho đến khi nào tìm được cái “tôi” trong cái “Chúng ta” thì dừng lại.

Anh Khương luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình
Anh Khương luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình

“Phi thương bất phú”, có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều bạn trẻ chọn kinh doanh hoặc làm việc liên quan đến kinh doanh để khởi nghiệp, anh cũng vậy?


Tôi đam mê kinh doanh, mặc dù thực sụ nhiều lúc tôi không thích nó, vì đặc tính “trade off” – “đánh đổi” của nó. Thỉnh thoảng, đứng bên ngoài quan sát tôi thấy nó “bạc” thế nào ấy. Nhưng có lẽ nó thành “nghiệp” mất rồi và điều quan trọng nhất tôi vẫn đang làm việc có ích và cảm thấy được cống hiến.

Một ngày của anh hiện tại, bao nhiêu thời gian cho công việc và bao nhiêu thời gian cho gia đình và những việc còn lại?

Có lẽ tôi cũng bị một căn bệnh thời hiện đại “nghiện công việc”. Trung bình tôi làm việc khoảng 12-14 tiếng một ngày. Ngoài đi làm, tôi còn đi học và dạy các khóa học về kỹ năng quản lý, đàm phán, bán hàng… Cho các công ty. Hàng tuần tôi dành tối thứ 7 hoặc chủ nhật đưa gia đình đi ăn bên ngoài hoặc du lịch đâu đó.

Thú vui của anh trong những thời gian rảnh rỗi?

Đọc sách, vui cũng đọc sách, mà buồn cũng thích đọc sách. Bất kỳ khi nào gặp khó khăn trong công việc hay cuộc sống. VIệc đầu tiên tôi lên Google tra cứu xem có cuốn sách nào viết về đề tài ấy không? Rồi mua, rồi đọc, rồi tự mình suy ngẫm và tìm ra giải pháp. Tôi thường đọc sách ít nhất 4 lần cho một cuốn sách. Lần 1, để biết cuốn sách viết gì? Lần thứ 2 để hiểu cuốn sách viết gì? Lần 3 để nhớ cuốn sách viết gì? Và lần 4 là để áp dụng cuốn sách vào công việc. Chính điều này, làm tôi rất hứng thú đọc khi tiếp cận một cuốn sách.(quản lý khách sạn, quan ly khach san, set up khach san, setup Khách sạn)

Cảm ơn anh và chúc anh hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé và thành công trong công việc.

Dầu dừa Khánh Ngọc nguyên chất được bán với giá 100 nghìn/ 1 hũ 100ml

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Google+