Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Ông chủ Phở Thìn - Hà Nội kinh doanh thành công cách nào?

Để trở thành nhân vật nấu phở hàng đầu Hà Nội để đi dạy ở nước ngoài, ông chủ của chuỗi phở Thìn có bí quyết gì?

Ở đất sành ăn như Hà Nội, kinh doanh phở không phải là chuyện dễ dàng gì. Kinh doanh phở thành công lại còn khó hơn, và trở thành nhân vật nấu phở hàng đầu Hà Nội để đi dạy ở nước ngoài lại còn khó gấp bội.

Tồn tại giữa "thế giới phở"

Phở Hà Nội là một câu chuyện dài của nhiều thế hệ, với nhiều cách nấu, đủ kiểu vị và hàng chục phương thức kinh doanh.

Nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm "Hà Nội 36 phố phường" đã nói về một thứ phở ngày xưa có lẽ chẳng có mấy người biết kiểu ăn lạ đời của người nghiện hút, ấy là bát phở có mấy giọt cà cuống của một gánh phở đỗ ở gốc đa có miếu thờ trong sân bệnh viện Phủ Doãn.

Nhà văn Nguyễn Tuân sành thưởng thức đã viết nhiều về cái ngon của phở tái dúng, tái lăn, xào giòn, xào mềm, nhưng ông chỉ dùng phở thịt bò chín và gọi "đấy mới là tinh hoa phở".

Nhà văn Tô Hoài cho rằng, phở có xuất phát từ Quảng Đông, Trung Quốc, nguyên là món "ngưu nhục phấn" (thịt bò, bánh), sang đến đây thì đã bị Hà Nội hóa thành phở và khác hẳn cái món gốc gác ở quê hương.

Hà Nội cũng có món phở chua nguồn gốc Hoa Nam lan sang Cao Bằng rồi xuống ngõ Trung Yên, với số phận chìm nổi không may mắn, không mở mang thêm được và ít lâu thì vắng bóng.

Thoạt đầu Hà Nội chỉ có phở chín - phở bò, phở trâu. Đến năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai mới thêm mặt hàng phở gà - có lẽ hồi ấy đói kém thiếu trâu bò. Mãi về sau mới có phở tái bò. Mới đây có nhà hàng làm cả phở tái gà.

ong chu pho thin
Ông Chủ Phở Thìn
Mỗi hàng chuyên một thứ, hàng nào được tiếng cũng vì một thứ phở ấy. Phở xào, phở sốt vang thì lên Hàng Buồm. Phở tái lăn có hiệu Nghi Xuân Hàng Quạt.

Quãng những năm 1960, ở ngã năm đầu Lò Đúc, hiệu phở nhà thím Lìn con dâu nhà Nghi Xuân hãy còn bán tái lăn. Nhưng cửa hàng thím Lìn cũng đã theo thời có tái lăn, lại có phở chín, phở tái và cả chim quay, cá quả xào chua ngọt.

Các hàng phở có tiếng, nhiều người có tuổi còn nhớ lại thường là phở gánh và mỗi sớm đến đỗ một chỗ. Phở Kim ở Lò Đúc. Phở Tàu Bay ở dốc Cây Thị Hàng Gà.

bat pho thin
Bán phở Thìn
Thời chống Mỹ, những đêm máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội, chỉ còn mỗi ông phở Thìn Hàng Dầu đứng suốt đêm.

Khách nhớ ông Thìn không phải vì phở ngon hay là ông hàng pha trò nói vằn vèo như hát. Mà vì cái cảnh ăn phở khác thường.Nửa đêm, máy bay lao xuống ném bom cầu Long Biên, chỉ có hàng phở ông Thìn mở. Đôi khi báo động, phải bưng bát phở ra hố cá nhân sát mép nước hồ Gươm, ăn tiếp.

pho thin Lo Duc
Phở Thìn - Lò Đúc
Cuối năm 1979, giữa thời bao cấp khó khăn, ông Nguyễn Trọng Thìn ở phố Lò Đúc quyết định kinh doanh phở để nuôi sống gia đình có tới 10 anh chị em mà ông là con thứ tư.

Dù rằng đã có một phở Thìn bờ Hồ nổi tiếng, và hàng phở sát vách nhà ông người ăn buổi sáng xếp bàn dài tới mấy gốc cây, và dù rằng thời ấy muốn mua một cái nồi quân dụng nấu nước dùng cũng là điều khó.

Cha ông, một người làm gạch hoa, cống ống máng hiệu Nguyên Thành nổi tiếng từ thời Pháp, hiểu chuyện kinh doanh nên lo lắng: "Con đã quyết chưa? Liệu có trụ nổi không?

Sự khởi đầu không ồn ào

Ông Thìn quyết làm. Ông trả lời với cha mình rằng, hàng xóm đã mang khách tới tận cửa nhà mình rồi, chỉ cách đúng 3 bước chân. Đấy chính là điều thuận lợi.

Vốn là dân điêu khắc, ông Thìn sở hữu một niềm đam mê nghệ thuật và tính cách thích tò mò tìm hiểu. Ông lang thang tìm hiểu vị thơm của phở có từ thảo quả, hoa hồi, hành, thịt bò… thì chúng được trồng ở đâu là thơm ngon nhất.

doanh nhan nguyen trong thin
Doanh nhân Nguyễn Trọng Thìn
Ông ăn ở tất cả các hàng phở nổi danh, vừa ăn vừa nghĩ. Ông nhận ra rằng, sinh vật có những loài thơm rất tự nhiên, theo địa lý. Phàm đã là loài động vật mà thịt thơm thì xương cũng ngọt, ví như gà ri ở Sơn Tây dù thiến hay không, đã ăn là "ngon đến giật mình".

Ông học hỏi trong dân gian, nhặt nhạnh được nhiều điều hay, và đến thời điểm mở cửa hàng thì đã đủ tự tin rằng, mình đã hiểu những cái hay nhất, tốt nhất về phở.

Công thức cơ bản của ông khi nảy ra ý định kinh doanh là chỉ bán phở tái lăn được, đun chảo mỡ nóng già, quẳng tỏi gừng và thịt bò thái mỏng vào, đảo thật nhanh. Ông Thìn nấu phở cho cả nhà ăn.

Hồi ấy ăn cái gì cũng thấy ngon, nhưng em gái của ông Thìn là Nguyễn Ngọc Lan, người từng bán hàng cho một nhân vật Hoa kiều có tên là Sôi Chí Liêm ở góc phố Phan Chu Trinh từ năm 8 tuổi, thấy phở của anh có sự khác biệt hẳn.

Ông Thìn nghĩ, cả nhà khen ngon, em mình khen ngon thì ai cũng sẽ thấy ngon. Sau đó, không ồn ào, ông dựng tấm biển nhỏ bằng gỗ dán sơn nâu, kích cỡ chỉ chừng 1m2, chỉ ghi mấy chữ như khách ăn vẫn thấy hôm nay "Phở Thìn Lò Đúc".

Không hề cho người sang chèo kéo khách hàng bên, nhưng một người sang ăn thử và cứ thế đông dần, 3-4 năm sau thì hàng phở nhà hàng xóm không còn một người khách nào, đành đóng cửa rồi bán nhà đi đâu đó, nghe nói là xuống ở cạnh chùa Hai Bà.

Tháng 5/2009, sau 30 năm bán phở, lần đầu tiên ông Thìn xuất ngoại là sang Hàn Quốc để dạy nấu phở. Một số người Hàn Quốc muốn mở một quán phở tại Seoul, đã đi nhiều vùng miền của Việt Nam, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc để học nấu phở, nhưng không ưng ý.

Ông Thìn đồng ý sang Seoul dạy, tự tay làm bánh phở, đi chợ chọn thực phẩm… và đã biểu diễn bốn món xào giòn, xào mềm, áp chảo nước và tất nhiên là cả món sở trường phở tái lăn.

Ông Thìn vui vẻ kể lại rằng, "thực khách ăn không còn một sợi". Ông Thìn mời người lớn tuổi nhất, một vị giáo sư Hàn Quốc cho ý kiến. Vị giáo sư gập người chào ông và nói: "Tôi đi nhiều, thưởng thức nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy ăn ngon và lạ như thế.

"Tổng Giám đốc công ty trên muốn mua công thức và sở hữu thương hiệu "Phở Thìn" tại Seoul, nhưng ông Thìn nói rằng, nếu các anh chị có tâm nấu ngon cho người lao động Hàn Quốc cũng như người Việt Nam lao động ở Seoul thưởng thức, thì ông không lấy một đồng nào cả. Ông không chê tiền, nhưng ông muốn làm phúc cho con cháu.

Vì thế, sau đó ở Seoul đã xuất hiện "Restaurant Tặng". Trong cửa hàng đó, phở của ông Thìn là một món quà tặng đặc biệt cho người thưởng thức ẩm thực ở xứ sở kim chi.

Và công ty này mới thông báo với ông rằng, họ đã cho mở một quán "Restaurant Tặng" thứ hai vì đông khách, làm ăn rất được.

Nội Dung Theo Vietnam+

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Khó Khăn Trong Việc Tìm Kiếm Nhân Sự Ngành Bán Lẻ

Thời kỳ hội nhập thị trường, Cơ hội mở cho nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp mọc lên như nấm, tất cả các lĩnh vực trong đó Lĩnh Vực Bán Lẻ đang khát nguồn nhân lực dồi dào.

Các trường ĐH đào tạo chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Kinh Tế Đầu Tư... thì sinh viên ra trường thường không chấp nhận làm công việc bán lẻ hoặc coi đây là công việc tạm thời chưa dồn hết tâm huyết. Bên cạnh đó Công việc Bán lẻ yêu cầu kỹ năng thực tế, giao tiếp xã hội, thuyết phục khách hàng, hiểu tâm lý người mua hàng.... Vì vậy hầu hết nhân sự ngành bán lẻ hiện này không đáp ứng được. Để đáp ứng được yêu cầu công việc, Nhưng ai đã, đang và sẽ làm Nghề Bán Lẻ nên đi học, tìm đến các Doanh nghiệp, trung tâm Đào Tạo Kỹ Năng Giao Tiếp, Kỹ năng Thuyết phục, Kỹ năng Bán Hàng và các kỹ năng mềm khác...Các doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị bán lẻ... nên tìm các công ty chuyên Tư Vấn Bán Lẻ, Định hướng Thị Trường Bán lẻ, Hoạch định chiến lược Bán lẻ để có thêm tầm nhìn, kỹ năng quản lý, kỹ năng ra quyết định kịp thời....

đào tạo bán lẻ, kỹ năng bán lẻ
Ngành Bán Lẻ Việt Nam còn Khá mới
Ông Đào Xuân Khương một chuyên gia Bán lẻ hiện đại, tiến sĩ chuyên ngành bán lẻ hiện đại đã nghiên cứu Bán lẻ tại Đức và Marketing Bán Hàng tại Mỹ, đã có kinh nghiệm 15 năm về Bán lẻ. Ông về Việt Nam với mong muốn đào tạo, tư vấn làm mạnh mẽ cho thị trường bán lẻ ở Việt Nam.

tien si ban le hien dai
Ông Đào Xuân Khương - Tiến sĩ bán lẻ hiện đại

Với sự dày dạn kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc, Ông đã tư vấn cho hàng trăm công ty và đào tạo cho hàng nghìn nhân sự ngành bán lẻ Việt Nam. Ông đã để lại ấn tượng xâu sắc trong lòng các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhân sự bán lẻ.

Theo kinh nghiệm của Ông Đào Xuân Khương. Một chuyên gia kinh doanh phải đi từng bước, nếu họ không đi bán lẻ trực tiếp họ không thể trở thành một người quản lý chuyên nghiệp. Từ bán lẻ trực tiếp đến giám sát bán lẻ, giám đốc vùng bán lẻ, giám đốc kinh doanh, giám đốc điều hành, nếu ai cũng đi đúng con đường đó thì tỉ lệ thành công của họ gần như là tuyệt đối.

Hiện tại thực trạng ở Việt Nam - Giám đốc Kinh doanh thường chưa có kinh nghiệm bán lẻ, Có thể là đang làm một lĩnh vực khác nhảy sang làm Giám đốc nhờ quan hệ, quen biết nên không thể quản lý sát sao, đi sâu vào vấn đề, hiểu rõ khách hàng và nhân viên, hiểu rõ sản phẩm kinh doanh...

Nhân viên bán lẻ thì không chuyên tâm vào công việc, áp lực doanh số thường không đạt được, hay nhảy việc, dẫn đến nhân sự không ổn định. 2-3 tháng lại thay đổi hàng loạt nhân viên, thực trạng đó khiến nhà quản lý rất đau đầu.

"Phi thương bất phú" mọi ngành nghề đều đưa về kinh doanh, bán hàng cho đến tay người tiêu dùng, vậy khâu cuối cùng này là mấu chốt của thành công trong quá trình sản xuất.

Vì vậy lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên Đào Tạo một đội ngũ bán lẻ chuyên nghiệp, trung thành với doanh nghiệp. Cho họ biết được những lợi ích khi họ bán hàng tốt nhất, để ổn định nhân sự, tập chung phát triển kinh doanh, chiến lược Marketing, sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đưa doanh nghiệp Việt sánh ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Xin cảm ơn!


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Tiến Sĩ Đào Xuân Khương - Một Phong Cách Làm Việc Chuyên Nghiệp

Cuộc sống này đã khiến nhiều người trở nên bận rộn. “ Tôi không có thời gian..”, “ tôi thực sự bận lắm”…đó có lẽ là câu nói mà chúng ta  rất hay sử dụng hoặc nghe từ người khác. Nhưng với giảng viên chuyên nghiệp Đào Xuân Khương – dường như lúc nào anh cũng có thể sắp xếp công việc và biến bận rộn thành niềm vui, thành động lực để hoàn thành mục tiêu  đặt ra.

Lên giảng đường đại học, đào tạo cho các doanh nghiệp, tư vấn  nhân sự , học nghiên cứu sinh song song với làm giám đốc điều hành, làm  tổng giám đốc của công ty KCP…và hơn hết, anh còn nâng niu gia đinh nhỏ của mình, đó là những công việc hiện tại của giảng viên Đào Xuân Khương. Anh đã làm như thế nào với khối lượng công việc ấy? Lời giải đáp ở đây chính là anh đã tạo lập cho mình một phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

Không bao giờ để mình bị động trước công việc .

tấm gương thành công, kinh doanh tại việt nam
Ông Đào Xuân Khương
Sẽ cực kỳ tai hại nếu như một người luôn chạy theo công việc. Bởi lẽ, họ có thể bỏ lỡ những  việc mà mình có thể làm được dễ dàng hay không thể có một kết quả mĩ mãn cho công việc đó, mọi thứ trở nên dang dở thậm chí đổ bể những công việc liên quan. MBA Đào Xuân Khương thì khác. Anh không bao giờ bị công việc lôi vào vòng luẩn quẩn. Một sự sắp xếp công việc hợp lý được tiến hành hàng ngày, hàng tuần và thậm chí là cho cả tháng. Mô hình quản lý công việc được anh áp dụng và phân bổ kế hoạch thực hiện một cách chi tiết. Việc bỏ ra 20 phút sắp xếp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong tương lai. Từ công việc  gấp về thời gian, quan trọng về mức độ tới những công việc không cần gấp nhưng quan trọng đều được ghi lại trong máy tình cá nhân, giúp anh dễ dàng cập nhật và ghi chú. Không bị động cũng chính là tạo ra một phong cách độc lập, tự chủ cho bản thân.

Luôn chuẩn bị chu đáo cho mọi hành động.

Trước mỗi bài giảng, giảng viên phải soạn bài và nghiên cứu vấn đề dạy một cách cẩn  thận. Đây là công việc tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, Giảng viên Đào Xuân Khương luôn biêt mình cần học hỏi điều gì và anh tranh thủ tìm hiểu, quan sát  những điều có thể phục vụ cho bài giảng của mình.

phong cách làm việc của doanh nhân
Anh luôn Làm việc chuyên nghiệp 
Trước mỗi cuộc họp, anh luôn vạch sẵn những điều cần trao đổi với nhân viên và những phương án anh nghĩ có thể ứng dụng vào công việc. Một buổi họp với Giám đốc Đào Xuân Khương luôn yêu cầu nhân viên phải tập trung cao độ. Vì đã được vạch sẵn từ trước, các vấn đề trao đổi được dứt điểm và có tính ứng dụng cao. Thêm vào đó, trong buổi họp, anh có thể đào tạo thêm cho nhân viên nhằm cải thiện nhận thức từ phía họ.

Trong khi làm việc, thái độ nghiêm túc và tập trung luôn là điều được đề cao. Học viên có thể nhận thấy nhiệt huyết của giảng viên khi giảng bài, nhân viên có thể nhìn thấy sự cương quyết của anh trong công việc. Nhờ đâu mà anh đạt được điều đó? Câu trả lời chính là thái độ làm việc chuyên nghiệp, hết mình.

Không ai có thể cam đoan mình biết tất cả mọi thứ,. Giảng viên Đào Xuân Khương cũng vậy. Không ngừng học hỏi – đó chính là phương châm làm việc của anh. Để có kiến thức giảng dạy trong lĩnh vực mà mình còn ít kinh nghiệm và trong nước chưa cập nhật đầy đủ, anh sẵn sằn đầu tư để đăng ký những khóa đào tạo tại nước ngoài với chi phí đắt đỏ để đat được mục tiêu tìm kiếm kiến thức của mình.

Tác phong chuyên nghiệp trong công việc.

Các cuộc hẹn luôn được sắp đặt, các kế hoạch làm việc luôn thông suốt và không chồng chéo, CEO Đào Xuân Khương nắm trong tay những dự định và mục tiêu cho mình. Tuân thủ theo kế hoạch và biết quý trọng thời gian – điều này giúp anh làm được nhiều việc trong 1 khoảng thời gian với kết quả cao. Dáng vẻ bên ngoài cũng là một cách tạo sự chuyên nghiệp. CEO Đào Xuân Khương luôn xuất hiện với những bộ vest trang trọng, lịch sự giúp anh tự tin với vai trò của mình.

quyết đoán trong kinh doanh, tấm gương thành công
Rõ ràng, nhất quán trong công việc
Tính nhất quán trong công việc

Chuyên nghiệp, không thể được tao nên nêu thiếu tính nhất quán. Đây cũng là điểm nổi bật nhất trong phong cách làm việc của NCS, thạc sĩ Đào Xuân Khương. Từ ý tưởng, kế hoạch, các bước hành động để đi đến mục tiêu đều phải trọn vẹn và được duy trì, kiên định. Mục tiêu và kêt quả là một. Nếu bạn đặt ra mục tiêu công việc là X, bạn đạt được X đó chính là nhất quán.

Nhìn vào một người, bạn có thể đoán ra họ làm nghề gì hay không? Nếu bạn thấy Đào Xuân Khương – chắc chắn bạn sẽ dễ dàng  xác nhận rằng – đây có thể là một giám đốc, một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp anh đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong môi trường làm việc hiện nay.


Leave a Comment

Sức Mạnh Của Nụ Cười - Bí Quyết Thành Công

Trong cuộc sống thường ngày và trong công việc, ta luôn phải đối mặt với rất nhiều người. 

Có những người làm ta cảm thấy vui vẻ, thỏa mái, có người vừa gặp ta đã thấy khó chịu, trong lòng không vui.
Biết rằng, quan hệ tốt đẹp trong công việc, trong kinh doanh hay trong cuộc sống hàng ngày đều mang lại lợi ích lớn lao nhưng không phải lúc nào ta cũng tìm được sự thanh thản trong quan hệ với người khác.

Để tạo một mối quan hệ tốt đẹp thực sự, bạn chỉ có thể đối xử với người khác bằng chính cái TÂM của mình.

Một trong những cách đạt hiệu quả nhanh nhất trong tạo dựng và gìn giữ mối quan hệ với người khác chính là nụ cười. Một nụ cười không làm mất mát gì cả, nhưng lại ban tặng rất nhiều. Nó làm giàu có những ai đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Nụ cười chỉ nở trên môi trong khoảnh khắc phù du, nhưng ký ức về nó đôi khi tồn tại cả một đời.

Nụ cười nuôi dưỡng hạnh phúc trong gia đình, gầy dựng thiện ý trong làm ăn, và làm lớn mạnh mối tương giao trong tình bạn, mang đến sự thư giãn những khi ta mỏi mệt, niềm hi vọng những khi tuyệt vọng và ánh sáng những khi ta tăm tối trong muộn phiền.

Bí quyết thành công
Nụ cười trong công việc

Nụ cười, cũng như tình yêu, là cái không thể mua bán vay mượn, hay thậm chí đánh cắp từ người khác. Bởi vì, khi đó, nó chỉ là cái gì đó khiên cưỡng và vô nghĩa. Nụ cười thanh thản và đẹp nhất là nụ cười đến từ trái tim.

Có những người không bao giờ nở một nụ cười với bạn. Không hề gì, bạn cứ trải lòng mình ra và tặng họ nụ cười của bạn. Họ là những người không còn nụ cười để cho, vì lẽ đó, họ chính là những người cần nụ cười của bạn hơn ai hết.

Gặp nhau lần đầu tiên, dù là chưa quen biết, một nụ cười dành tặng người đối diện để tạo khởi đầu đầy hứng khởi cho một mối quan hệ tốt đẹp. Gặp xung đột với đồng nghiệp hay vô tình mắc lỗi với người khác, một lời xin lỗi kèm một nụ cười chân thành có thể khiến đối phương quên mất ý nghĩ ban đầu “làm to chuyện” mà giảm nhẹ tổn thất cho hai bên, gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Cuối ngày đi siêu thị, cô thu ngân không thể tặng bạn một nụ cười, lúc đó chính bạn có thể dành tặng họ nụ cười để xua tan đi mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.

Hãy tươi cười với mọi người. Chúng ta chẳng những không mất gì cả, mà trái lại, sẽ nhận được rất nhiều.

3 comments

Triết Lý Quả Cà Chua & Quả Dưa Hấu

Tôi thích cái "triết lý cà chua" của nhân vật nữ chính trong phim "Tình cờ" của Hàn Quốc: "Tomato viết ngược lại vẫn là Tomato. Có đảo ngược thế nào thì cà chua cũng vẫn là cà chua".

Cà chua xanh thì bên trong cũng xanh, ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không giống như quả dưa hấu, ngoài xanh mà trong lại đỏ...

Con người ta không phải lúc nào cũng sống được như quả cà chua, sống thật đúng với cái "tôi" bên trong của mình. Có khi muốn sống như thế nhưng lại không thể được. Và cái câu "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" lại được áp dụng triệt để như một lời biện minh hữu ích. Người ta bảo đấy là sự kết hợp cà chua với dưa hấu để cho ra thế hệ F1 hoàn hảo, biết biến hoá linh hoạt trong từng hoàn cảnh...

Nhưng, như một người bạn đã nói: "Nếu như trong cuộc đời, cái gì cũng là chính nó, người tốt kẻ xấu đều có thể phân định ngay từ lần gặp đầu tiên, cuộc sống còn thú vị nữa hay không? Cũng như trong cuộc sống, những "người xấu" thật ra cũng không đáng ghét lắm. Sự có mặt của họ tạo nên sự phong phú cho cuộc đời và ở một chừng mực nào đó, họ tạo nên thế đối lập khiến những người tốt được nhận diện và ngợi khen.
Có một "người bạn cà chua" cũng tốt, nhưng đối diện với một cây dưa hấu vẫn thú vị hơn nhiều. Không phải giả dối, mà là biết giấu mình một chút, người đối diện sẽ cảm thấy được khám phá và phát hiện ra sự thú vị ẩn chứa bên trong cái vẻ ngoài lạnh lùng ấy.

Có người nói rằng sống trong đời là tìm cách chiếm lĩnh một lập trường sống, một lập trường nhân cách giữa cuộc đời. Ngoại trừ số ít người có can đảm không quan tâm đến xung quanh, thì đa số những người còn lại đều có đôi lúc hoang mang về cách sống của mình.

Tôi không phải là một người "can đảm không quan tâm đến xung quanh". Tôi đôi khi cũng vẫn hoài nghi về lối sống của mình. Nhưng tôi thích phân biệt rõ ràng tốt - xấu, kể cả ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi vẫn thích trắng đen rõ ràng hơn là mờ mờ ảo ảo. Và hơn hết, tôi vẫn thích có một "người bạn cà chua" hơn là một "người bạn dưa hấu". Không phải ai cũng biết giới hạn của việc "giấu mình đi một chút" cho người khác khám phá. Người ta hay tham lam, hay đi quá đà mà chẳng nhận ra được đâu là điểm dừng.

Thích thì bảo là thích. Không thích thì bảo là không thích.
Yêu thì bảo là yêu mà không yêu thì nói không yêu.

Đừng có miệng nói yêu mà trong bụng thì ghét, sau lưng lại nói xấu hết lời. "Dù ai cách núi ngăn sông ta cũng không nói ghét là yêu. Dù ai ngăn sông cấm chợ ta cũng không nói yêu là ghét".
Xấu thì hãy sống đúng như xấu, đừng cố tỏ ra mình tốt đẹp. Mà tốt đẹp rồi thì hãy giữ và làm cho mình tốt đẹp hơn.

Triết lý quả cà chua, triết lý quả dưa hấu, Ong Dao Xuan Khuong
Triết lý Cà Chua và Dưa Hấu

Nghèo thì không thể sống cuộc sống của giàu, mà giàu cũng chẳng thể cố vờ như mình nghèo khó.
Sống đúng với bản thân mình, đấy mới là ý nghĩa sâu xa của "triết lý cà chua"!

Tôi từng được giáo huấn thế này: "Em không thể giữ mãi một lối sống, một nếp suy nghĩ được. Em làm ở công ty A, tất cả mọi người đều cùng đi ăn cơm trưa với nhau. Nhưng khi em chuyển sang công ty B, mọi người chỉ thích gọi cơm hộp về văn phòng ăn thì em cũng không thể bắt tất cả bỏ thói quen ấy để đi ra ngoài ăn cùng nhau. Hoặc em cũng sẽ phải làm như họ hoặc em sẽ phải ra ngoài ăn một mình. Vậy thì khi đó, em có còn là em với thói quen cũ không? Em có còn là... cà chua nữa không?"

Tôi đã cười rất nhiều mỗi khi nhớ lại câu nói đó. Người nói rất thật lòng, đưa ra ví dụ rất cụ thể nhưng lại nhầm lẫn giữa việc thay đổi thói quen cho phù hợp với hoàn cảnh sống và việc sống đúng với con người mình. Tôi có thể chuyển sang ăn cơm hộp nhưng đó chỉ đơn thuần là chuyển thói quen chứ không có nghĩa là tôi sẽ biến thành một người xấu, cũng không có nghĩa là tính cách, phẩm chất của tôi thay đổi theo. Tôi vẫn cứ là tôi, đơn giản vậy thôi...

Còn bạn, bạn sẽ sống như thế nào? Như cà chua hay dưa hấu?
Leave a Comment

Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Phân Phối KCP

Công ty Cổ phần Giải pháp Phân phối KCP được thành lập từ năm 2007, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và tư vấn của các doanh nghiệp đang trở nên ngày một cấp thiết.

Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Phân Phối KCP, Giải Pháp Phân Phối Bán Lẻ
Logo KCP Vietnam

Mong muốn được chung tay góp sức trong việc phát triển không ngừng cùng các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, KCP nỗ lực hết mình với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ thành công và đem lại lợi ích cho khách hàng.

Sự quan tâm lớn nhất của KCP là mang lại giá trị thực sự và không ngừng tăng lên theo thời gian của đối tác, biến tầm nhìn, kiến thức của chúng tôi thành hành động hiệu quả của khách hàng.

Chúng tôi hoạt động trên hai lĩnh vực chính: Đào TạoTư Vấn

Sứ mệnh: KCP cung cấp các sản phẩm về đào tạo, tư vấn và xúc tiến thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở phù hợp với thực tế Việt Nam. KCP cam kết hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục tiêu tạo giá trị gia tăng cho các khách hang, đối tác, nhân viên và cổ đông công ty. KCP mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào qua trình toàn cầu hóa.

Giá trị căn bản:

Knowledge - Sharing  : Chia sẻ kiến thức, kỹ năng.
Consulting - Trust  : Tin tưởng các giải pháp tư vấn.
Promotion - Commitment  : Cam kết với các hoạt động xúc tiến thương mại


Lĩnh Vực Tư Vấn

Kinh nghiệm làm việc cùng các doanh nghiệp, công ty lớn trong nước và quốc tế, đồng thời hiểu biết sâu sắc nhu cầu của các doanh nghiệp, KCP đem đến các giải pháp kinh doanh tối ưu, tạo ra giá trị gia tăng cao nhất cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tư Vấn Bán Lẻ
Tư Vấn Bán Lẻ - Tư Vấn Phân Phối

Những hoạt động tư vấn của chúng tôi đảm bảo lợi ích thiết thực của khách hàng, cũng là tạo dựng niềm tin trong quan hệ vững bền giữa khách hàng và KCP. Am hiểu và nhạy bén với thị truờng Việt Nam, các lĩnh vực về PHÂN PHỐIBÁN LẺ luôn được coi là thế mạnh của KCP trong lĩnh vực tư vấn.

Các chương trình tư vấn của KCP dành cho các doanh nghiệp, tổ chức bao gồm:

Tư vấn bán lẻ:

- Tổng quan về bán lẻ
- Khách hàng của cửa hàng bán lẻ
- Lựa chọn địa điểm bán lẻ
- Điều hành các công việc hàng ngày của cửa hàng
- Quản lý và kiểm soát tiền mặt
- Tạo dựng và phát triển hình ảnh cửa hàng
- An toàn và an ninh cửa hàng
- Chính sách bán hàng
- Các quyết định về dịch vụ KH
- Nghệ thuật bán hàng
- Các quyết định về hàng hóa
- Ứng dụng marketing vào bán lẻ
- Trách nhiệm của nhà bán lẻ
- Công nghệ thông tin và họat động bán lẻ
- Tổ chức và quản lý nhân sự
- Quản lý tài chính

Tư vấn phân phối

Kế hoạch phân phối chiến lược
Xây dựng kênh phân phối
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ trong phân phối
Quản trị kênh phân phối
Giám sát kênh phân phối

Các lĩnh vực tư vấn chủ yếu

Tư vấn Xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ
Tư vấn Quản trị cửa hàng
Tư vấn Xây dựng hệ thống phân phối
Tư vấn Phát triển Mạng lưới Phân phối
Tư vấn Tuyển dụng Nhân sự Cao cấp
Tư vấn Xây dựng Quy trình Quản trị Doanh nghiệp
Tư vấn Xây dựng Chương trình Đào tạo Tư duy

Dự án tư vấn tiêu biểu

Xây dựng hệ thống quản lý Dream House Trí Việt.
Xây dựng hệ thống tiếp thị và phân phối Nozovent
Xây dựng hệ thống cửa hàng Winny - Kowil Việt Nam
Xây dựng năng lực đội ngũ bán hàng Công ty Phú Thái Telecom.
Xây dựng hệ thống phân phối – đối tác chiến luợc Công ty Castrol BP Vietnam Petco
Xây dựng năng lực đội ngũ nhân viên – Công ty CP Thời trang Kowil Vietnam
Xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp – Công ty CP Thú y Xanh Việt Nam

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Đào Xuân Khương - Con Đường Lớn Bắt Đầu Từ Những Bước Đi Nhỏ

Bản lĩnh, trí tuệ, tác phong chuyên nghiệp, phong cách trẻ trung, hiện đại... đó là điểm chung của những "Sếp" trẻ.

Trở thành Nhà quản lý, Thành Sếp là đích ngắm của những người có năng lực. Đặc biệt, xu hướng các nhà lãnh đạo từ cấp vừa đến cấp cao đang dần "Trẻ Hóa".

Cuộc gặp gỡ với nhân vật Khi tôi 30 kỳ này với những tâm sự về hành trình khởi nghiệp của Đào Xuân Khương - Giám đốc Công Ty Cổ phần Đại Siêu Thị Meelinh Plaza sẽ đem lại những kinh nghiệm quý giá.

Đào Xuân Khương - Con Đường Lớn Bắt Đầu Từ Những Bước Đi Nhỏ
Anh Đào Xuân Khương
Đi làm bằng xe xịn của công ty "sắm" riêng, lương tháng tính bằng nghìn đô và rất nhiều ưu đãi khác, điều mà bất cứ người làm thuê nào cũng mơ ước, Anh đã làm gì để có được sự ưu đãi đặc biệt này?

Trước tiên, tôi phải làm việc như mọi người. Thứ 2, tôi luôn "tự bắt mình" phải cố gắng đạt được một số việc mà mọi người không thể làm được trong hoàn cảnh đó. Và cuối cùng, có thể tôi cũng là người may mắn vì luôn nhận được sự ưu đãi cũng như tạo điều kiện để làm việc và học tập. Nhưng ngược lại, bạn biết đấy, tôi "LUÔN LUÔN" phải mang đến cho doanh nghiệp "hơn một..." khá nhiều thứ. Chẳng hạn hơn một chút thời gian so với những nhân viên khác và cả hơn một một chút trách nhiệm...

Hành trình của anh để trở thành vị trí “làm thuê số 1” như hiện nay? Anh có thể kể một chút về con đường lập nghiệp của mình?

Tôi tốt nghiệp khoa Ngân Hàng Tài Chính trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 6 tháng đầu tiên ra trường tôi làm ở ngân hàng, trong thời gian đó tôi vẫn tiếp tục nộp CV. Có lẽ cũng đến công ty thứ 20 thì tôi được một lúc 6 Công ty mời đi làm. Cũng như bao bạn trẻ khác, cứ công ty nào lương cao thì chọn. Tôi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao của P & G, với tỷ lệ “1/300” để vào vị trí Section Manager – quản lý kinh doanh vùng và bắt đầu nghề quản lý từ đó.

Và đó là bước đệm tốt để tạo nên sực bật của anh?

Đúng vậy, làm ở P & G, tôi học được các kỹ năng cần thiết của một người quản lý. Rồi cứ 1 năm tăng 1 chức, từ lúc chỉ quản lý kinh doanh 3 tỉnh phía Bắc đến quản lý gần 30 tỉnh. Tôi đã đi hết các tỉnh phía Bắc để hiểu người tiêu dùng cần gì để “phân phối”. Nếu nói “ĐI một ngày đàng học một sàng khôn”, ngẫm ra, tôi thấy đúng là như vậy.

Trước khi “đầu quân” cho Melinh, được biết anh là Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Phú Thái và cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng vẫn không “giữ chân ” được anh vì sao vậy? Các công ty chọn anh hay anh chọn công việc?

Thực ra, Phú Thái là Nhà phân phối chiến lược của P&G ở phía Bắc. Tôi làm ở Phú Thái được gần 2 năm với vị trí Trợ lý Tổng Giám Đốc và Giám Đốc Kinh Doanh của Tập Đoàn. Quả thật đây là một sự trải nghiệm rất quan trọng để tôi trưởng thành hơn trong công việc.

Ở P & G tôi thường học được từ thành công (Learning from success). Còn ở Phú Thái tôi bắt đầu học được từ những thất bại, sai lầm của mình (Learning from mistake).

Thời gian 6 tháng đầu tiên làm việc ở Phú Thái là thời gian vất vả của sự chuyển đổi trong phong cách làm việc của tôi, thế rồi tôi cũng vượt qua. Ở Phú Thái, tôi được hưởng những gì ưu đãi nhất của một người làm thuê. Những chuyến công du nước ngoài thường xuyên giúp tôi nhân ra rằng thế giới nói nhiều hơn đến bán lẻ và logistic. Thế là tôi bắt đầu quan tâm lĩnh vực này. Khi về Việt Nam, cũng tình cờ tôi học cái tên Melinh Plaza và Eurowindow thuộc tập đoàn T&M chuyên về Logistic và quản lý theo phong cách châu Âu. Thế là lại suy nghĩ đến chuyển việc.

Để có được vị trí như hiện nay tại Melinh Plaza, điều kiện cần và đủ, cụ thể với anh là gì?

Tôi bắt đầu tại Melinh Plaza với vị trí Trợ lý Chủ tịch HĐQT tập đoàn T&M Trans. Mỗi ngày đọc khoảng 200 trang báo cáo và tổng hợp, phân tích, rồi báo cáo chủ tịch Hội Đồng Quản Trị. Sau 3 tháng tôi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Tiếp đến tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Đại Siêu Thị Mê Linh, Đồng Thời tôi vẫn làm trợ lý chủ tịch.

Anh có phải trả một “cái giá” nào đó không, để có một công việc, một mức lương, một chế độ đặc biệt như hiện nay?

Nếu nói là không thì chắc chắn là không đúng rồi. Nhưng với tôi không có khái niệm “cái giá”. Mọi thứ đều là những “thử thách”. Nếu vượt qua được sẽ có nhiều trải nghiệm và cảm thấy tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Bước vào ngưỡng 30: Anh là người đàn ông thành đạt?

Nói thế nào nhỉ với tôi không có khái niệm thành đạt chung chung. Nếu như trong công việc, bắt đầu bất kỳ việc gì cũng bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu. Trong cuộc sống cũng vậy, thành đạt tức là bạn phải so sanh kết quả mình đạt được với mục tiêu mình đặt ra. Cái mọi người nhìn thấy ở tôi là kết quả tôi đạt được, cái mọi người không nhìn thấy là mục tiêu tôi đặt ra. Vì vậy, tôi cho rằng không thể nói tôi thành đạt hơn bạn. Quan trọng là mục tiêu của bạn và tôi là gì? Nếu đạt được mục tiêu đó, thế là thành đạt rồi.

Liệu vị trí “làm thuê số 1” hiện nay, có phải là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của anh trên con đường lập nghiệp?

Thực tế thì mỗi bước mình đi đều là một nấc thang để mình tiến lên những tầng cao hơn. Có một câu ngạn ngữ của người Đức “Con đường lớn bắt đầu từ những bước đi nhỏ”, điều quan trọng là tôi vẫn đang bước đi, còn điểm đến trong tương là sẽ là gì thì chưa thể nói trước được.

Là một người thành công trong công việc và rất chịu khó “Nhảy việc”, Anh có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình, đó có phải là “chìa khóa thành công”?

Không riêng tôi mà nhiều bạn trẻ bây giờ cũng vậy, “nhảy việc” không có nghĩa là “đứng nói này trông núi kia” mà để tìm cho mình một “chỗ đứng” thực sư phù hợp.

Cách làm thì cũng đơn giản như mọi người vẫn làm, vừa đi làm, vừa vào google search xem công ty nào đang tuyển người không? Thỉnh thoảng lại có một công ty săn đầu người gọi điện đến phỏng vấn. Thế là nhận được 1 offer từ công ty mới. Thế là lại phải so sánh với công việc hiện tại, lại phải chia giấy làm 2 cột. Một cột ghi ưu điểm, một cột ghi nhược điểm nơi đang làm việc. Lại 1 tờ giấy trắng nữa cho công ty mới. Chuyển chỗ làm mới rồi lại thấy có gì đó không ổn, lại gửi CV, lại phỏng vấn, lại chuyển. Cho đến khi nào tìm được cái “tôi” trong cái “Chúng ta” thì dừng lại.

Anh Khương luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình
Anh Khương luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình

“Phi thương bất phú”, có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều bạn trẻ chọn kinh doanh hoặc làm việc liên quan đến kinh doanh để khởi nghiệp, anh cũng vậy?


Tôi đam mê kinh doanh, mặc dù thực sụ nhiều lúc tôi không thích nó, vì đặc tính “trade off” – “đánh đổi” của nó. Thỉnh thoảng, đứng bên ngoài quan sát tôi thấy nó “bạc” thế nào ấy. Nhưng có lẽ nó thành “nghiệp” mất rồi và điều quan trọng nhất tôi vẫn đang làm việc có ích và cảm thấy được cống hiến.

Một ngày của anh hiện tại, bao nhiêu thời gian cho công việc và bao nhiêu thời gian cho gia đình và những việc còn lại?

Có lẽ tôi cũng bị một căn bệnh thời hiện đại “nghiện công việc”. Trung bình tôi làm việc khoảng 12-14 tiếng một ngày. Ngoài đi làm, tôi còn đi học và dạy các khóa học về kỹ năng quản lý, đàm phán, bán hàng… Cho các công ty. Hàng tuần tôi dành tối thứ 7 hoặc chủ nhật đưa gia đình đi ăn bên ngoài hoặc du lịch đâu đó.

Thú vui của anh trong những thời gian rảnh rỗi?

Đọc sách, vui cũng đọc sách, mà buồn cũng thích đọc sách. Bất kỳ khi nào gặp khó khăn trong công việc hay cuộc sống. VIệc đầu tiên tôi lên Google tra cứu xem có cuốn sách nào viết về đề tài ấy không? Rồi mua, rồi đọc, rồi tự mình suy ngẫm và tìm ra giải pháp. Tôi thường đọc sách ít nhất 4 lần cho một cuốn sách. Lần 1, để biết cuốn sách viết gì? Lần thứ 2 để hiểu cuốn sách viết gì? Lần 3 để nhớ cuốn sách viết gì? Và lần 4 là để áp dụng cuốn sách vào công việc. Chính điều này, làm tôi rất hứng thú đọc khi tiếp cận một cuốn sách.(quản lý khách sạn, quan ly khach san, set up khach san, setup Khách sạn)

Cảm ơn anh và chúc anh hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé và thành công trong công việc.

Dầu dừa Khánh Ngọc nguyên chất được bán với giá 100 nghìn/ 1 hũ 100ml

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Leave a Comment

Thông Tin Liên Hệ

"Con đường lớn bắt đầu từ những bước đi nhỏ"

Ông Đào Xuân Khương

Công ty Cổ phần Giải pháp Phân phối KCP 

Công ty Cổ phần Giải pháp Phân phối KCP
Điện thoại :04 3 773 8768   -   Fax : 04 3 773 8768
Website: www.kcp.com.vn  - www.kcpvietnam.com - Email : info@kcp.com.vn
Địa chỉ : Phòng 1018, Nhà Nơ 4A, Bán Đảo Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội


Giới thiệu

Đào Xuân Khương

- Giảng viên cao cấp của Tổ chức Đào tạo PTC

- ThS Quản trị Kinh doanh

- Chuyên gia tư vấn phân phối và bán lẻ

- Nghiên cứu sinh tiến sỹ bán lẻ hiện đại

Kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp

- Phó tổng Giám đốc - Công ty Truyền thông S Media (O2TV)

- Giám đốc Điều hành Công ty CP Đại siêu thị Melinh

- Giám đốc Điều hành Công ty Thời trang KOWIL Việt Nam

- Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Tập đoàn Phú Thái

- Giám đốc Bán hàng khu vực Công ty P&G Việt Nam

Thành tích nổi bật

- Người quản lý xuất sắc nhất các năm từ 2002 - 2005 Công ty P&G Vietnam

- Là một trong 3 cá nhân có thành tích đặc biệt 3 năm liên tiếp của Công ty P&G Vietnam, nhận Giải thưởng "Tomorrow Hero" năm 2004-2005 do Công ty P&G Vietnam trao tặng.

- Giải thưởng "Ghi nhận sự cống hiến" năm 2005 - Khu vực Châu Á Thái Bình Dương dành cho cá nhân có đóng góp đặc biệt của Tập đoàn P&G trong phạm vi ASEAN, Ấn Độ và Australia.

- Cá nhân xuất sắc Tập đoàn Phú Thái tham dự Hội nghị "Doing business with Vietnam" - CEO summit - APEC Việt Nam năm 2006

- Cá nhân xuất sắc Tập đoàn Phú Thái tham gia đào tạo và Hội chợ thực phẩm lớn nhất thế giới được tổ chức tại Chicago - Mỹ năm 2007.

- Giải thưởng Danh hiệu cá nhân xuất sắc năm 2007 do Tổng giám đốc tập đoàn Eurowindow trao tặng

Phát triển Marketing Online

Ông Đinh Văn Tấn - Chuyên gia Marketing Online - 6 năm nghiên cứu về Marketing Online

Am hiểu sâu sắc về SEO, Video Marketing, Email Marketing, Social Media, Forum Seeding..

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

1 comment

Triết Lý Kinh Doanh Của Toyota - Thương Hiệu Xe Hơi Hàng Đầu Thế Giới

Sakichi Toyoda được sinh ra trong một ngôi làng nghèo ở miền núi vùng phía tây hồ Hamana (làng Yamaguchi, lãnh địa Yoshida, vùng Mikawa, nay là thành phố Kosai thuộc tỉnh Shizuoka), kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cần mẫn nỗ lực và bản chất tiết kiệm.
Ông đã phát minh ra máy dệt và cả một đời tạo dựng tài sản nhờ vào việc thực hiện một lối sống tiết kiệm, chính nhờ vậy mà Toyoda Kiichiro sau này có thể dùng tài sản đó làm tiền vốn xây dựng sự nghiệp chế tạo xe hơi.
Vùng đất Mikawa thời bấy giờ thấm nhuần tư tưởng của Ninomiya Sontoku và Nichiren7 , và tư tưởng này đã có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tập quán tư duy của Sakichi.

Bản lĩnh doanh nhân
Sakichi Toyoda
Tập quán tư duy của Sakichi đã được con trai ông là Toyoda Kiichiro viết thành văn bản, chính là “Cương lĩnh Toyota”.

Trên dưới một lòng, trung thành phụng sự, tạo thành quả để lập công báo quốc.

Dốc tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo, luôn đi trước thời đại.
Tránh xa những điều hoa mỹ, đạt đến mức vững chãi kiên cường.
Phát huy tình thân ái đối với bạn bè bằng hữu, xây dựng thuần phong mỹ tục trong gia đình.
Tôn trọng những điều răn của Thần Phật, sống một cuộc đời cảm tạ báo ân.

Cương lĩnh Toyota đã trở thành triết lý kinh doanh của những công ty như công ty dệt tự động Toyoda, công ty Denso8 , công ty chế tạo thân xe hơi Toyota, công ty Aisin Seki v.v... Tập quán tư duy của Sakichi, vẫn đang tiếp tục chảy trong huyết mạch của những công ty thuộc hệ thống Toyota ngày nay. Dĩ nhiên, cương lĩnh Toyota gần đây cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa; mặc dù vậy, sâu trong gốc rễ, “tập quán tư duy”, tinh thần của họ vẫn không hề thay đổi. Nếu có những thay đổi lớn xảy ra có lẽ đó cũng là lúc Toyota bắt đầu tan rã.

Con trai của ông là Toyoda Kiichiro cũng là người được sinh ra ở làng Yamaguchi, vùng Yoshida, Mikawa, nên có thể nói tinh túy trong con người ông cũng là của những con người vùng Mikawa. Kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cùng với ảnh hưởng từ nền giáo dục của cha mình, ông dốc toàn tâm trí vào công việc sản xuất xe hơi. Hình ảnh của ông rất giống với hình ảnh của Tokugawa Ieyasu lúc đang sở hữu một vùng đất nhỏ ở Mikawa mà lại ôm mộng thống nhất Nhật Bản, xây dựng một quốc gia rộng lớn. Vào năm 1949, bế tắc trong việc quay vòng vốn do ảnh hưởng của Dodge line  (chính sách Dodge), công ty ông đứng trước bờ vực phá sản. Một trong những điều kiện cho vay của ngân hàng là “cắt giảm nhân viên”, điều này buộc ông đành phải từ chức, rời khỏi Toyota

Cách xây dựng thương hiệu
Kiichiro Toyoda
Người kế nhiệm là Ishida Taiji vốn là người xuất thân từ vùng Owari. Ishida Taiji được Sakichi huấn luyện, là một nhân vật được coi là “người cha thứ hai”, người đã có công gầy dựng lại Toyota, đặt nền móng cho Toyota ngày nay. 
Câu nói cửa miệng của ông là “thân mình thì mình phải lo”, ông cũng luôn tự hào và cổ súy cho “tinh thần của người nhà quê”. Gia đình ông sống gần nhà tôi và tôi cũng có dịp gặp gỡ tiếp xúc với con cháu của ông. Trong ký ức tôi cả gia đình đều là những con người giản dị, không phô trương.

Trong số những nhân vật đã củng cố và đưa “tập quán tư duy” vùng Mikawa và Owari vào Toyota không thể không nhắc đến Ono Taiichi. Ông là người xuất thân ở nơi hiện nay là thành phố Kariya  và cũng là người tiếp nối truyền thống võ sĩ vùng Mikawa. Tổ tiên ông có mối quan hệ với Doi Toshikatsu  vốn làm tể tướng cho Mạc phủ Edo. Ông xuất thân trong một gia đình danh giá, cha ông là thị trưởng của thành phố Kariya, và đã từng làm đại biểu quốc hội. 
Ono Taiichi
Ông tốt nghiệp trường Đại học nay là Đại học công nghiệp Nagoya và làm việc cho nhà máy dệt Toyoda. Trong nhà máy dệt Toyoda, dưới sự hướng dẫn của Toyoda Kiichiro ông đã xây dựng nền móng cho sự nghiệp sản xuất xe hơi của Toyota ngày nay. Một điều đặc biệt là, khí chất của vùng đất Kariya là tính bất khuất nên có thể nói, chính Ono là người đã đưa “tinh thần bất khuất” vào “tập quán tư duy” của Toyota.

Cống hiến lớn nhất của ông là đã nghĩ ra phương thức sản xuất Toyota hay còn gọi là “phương thức kanban” (kanban: những tấm thẻ hoặc mẩu giấy thông báo mọi dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất) và đã áp dụng nó vào thực tiễn. Chắc cũng không cần bàn đến việc phương thức sản xuất này đã góp phần vào sự lớn mạnh của Toyota sau này như thế nào. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người đã kế thừa và phát thuy tập quán tư duy của Toyota. Trong số đó có Toyoda Eiji, người đã đồng cam cộng khổ với Kiichiro, đã kế thừa tập quán tư duy của Sakichi, Kiichiro, ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển Toyota sau này. 

Và lẽ dĩ nhiên, ông cũng là người thừa hưởng “tập quán tư duy” của các võ sĩ vùng Mikawa. Kamiya Shotaro , người được mệnh danh là ông hoàng kinh doanh của Toyota, là người vốn xuất thân từ vùng Owari (quận Chita, tỉnh Aichi). Ông đã có công lớn trong việc xây dựng mạng lưới bán hàng cho Toyota. Hanai Masaya vốn là người xuất thân từ vùng Mikawa, tỉnh Aichi, thành phố Otowa, tự xưng là đệ tử của Ishida, tôn sùng Tokugawa Ieyasu, áp dụng triệt để tinh thần cần kiệm, nỗ lực trong việc tích lũy tài sản, người đã xây dựng nên danh xưng “Ngân hàng Toyota”, một nhân vật tiêu biểu cho việc thực hành giản dị tiết kiệm.

Có thể nói “Tập quán tư duy của Toyota” vẫn không ngừng chảy và vẫn tiếp tục được hun đúc từ trước thời Edo đến nay, với những yếu tố di truyền của vùng Mikawa, Owari.

Google+