Bắt đầu từ 9h đến 12.30, chỉ nghỉ giải lao có 10 phút, tuy sáng nay dậy muộn ko kịp ăn sáng đến lót dạ 2 cái bánh ngọt nhưng mà cũng ko thấy đói lắm. Mặc dù thời gian của buổi sáng ko đủ để truyền đạt toàn bộ chương trình khoá học (chuẩn là 2 ngày cơ) nhưng theo mình buổi học khá vui và sôi nổi, mọi người cười nhiều , mình thấy được khá nhiều điều bổ ích. Mình nghĩ là mọi người sẽ đánh giá buổi demo này khá tốt, hy vọng là Phòng Đào tạo sẽ ký hợp đồng chính thức để được tham gia khoá hoàn chỉnh.
Thực ra ko chỉ các công việc to tát như các chính khách, nguyên thủ quốc gia, business man mới cần phải giỏi về kỹ năng đàm phán, mình cũng thấy là nó có thể được sử dụng ở rất nhiều công việc trong cuộc sống hàng ngày của những người bình thường.
Sumary lại vài thứ thu được trong buổi học để chiêm nghiệm dần:
* 5 bước thực hiện của quá trình đàm phán:
- hoạch định và chuẩn bị : phân biệt 2 khái niệm này, nhớ "không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại" , sự khác nhau cơ bản giữa cách thức làm việc của 1 thằng Nhật và một thằng Việt Nam là nó dành 80% thời gian cho lập kế hoạch và hoạch định chiến lược còn 20% cho thực hiện, còn thằng VN thì thường là ngược lại . Theo kinh nghiệm cá nhân a Khương là bước này cực kỳ quan trọng.
- chuẩn bị kỹ càng rồi thì bắt đầu đàm phán thôi
- thương lượng trực diện: do ko có thời gian nên ko có thông tin về bước này tìm hiểu sau
- kết thúc thành công: chốt lại vấn đề đã được giải quyết chưa, 2 bên có thoả mãn ko? thành công hay không phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu đặt ra, có 4 kết quả win - win, win - lose, lose - win & lose - lose, mọi người tham gia đều cố gắng để có thể cả 2 cùng win
- theo dõi hoàn tất: bước này thường được mọi người chủ quan mà bỏ qua hoặc không làm được, theo kinh nghiệm cá nhân a Khương cũng là một bước khá quan trọng.
Anh Đào Xuân Khương làm việc rất chuyên nghiệp |
* CONCEPT -> dùng để chuẩn bị thu thập thông tin về đối tác
- COmpany của đối tác, dòng họ hay gia đình của đối tác, hay quy trình của khách hàng là gì ?
- Needs: nhu cầu của khách hàng là gì?
- Current Practice: thực tế họ đang làm việc như thế nào, kinh nghiệm của thằng trước đã làm việc với nó ...
- Expectation: khách hàng nó trông đợi gì vào mình?
- Potentiality: Cơ hội tương lai; cái này chưa giải thích nhưng đoán là nếu đàm phán thành công thì nó mở ra những cơ hội nào cho mình và tổ chức của mình
- Time: hạn chót của cả nó và mình; mình phải trả lời sếp về kết quả ngay trong tuần này còn nó thì hết tháng này mới cần chốt lại vấn đề thì ...
* L.I.M -> để xác định mục tiêu của đàm phán
- Like: cái mình thích
- Intention: mục tiêu dự định sẽ đạt được; căn cứ vào cả mục tiêu của mình và khả năng đáp ứng của nó
- Must: kết quả tối thiểu phải đạt được
Dựa vào CONCEPT để xác định L.I.M.
* SWOT -> dùng ma trận này để xác định chiến lược đàm phán: Phát huy điểm mạnh, hạn chế (ko nhắc tới) điểm yếu, nắm giữ cơ hội và né tránh những đe doạ, rủi ro; Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
Vẽ cái chứ thập ra, 2 góc trên là điểm mạnh và yếu, 2 góc dưới là cơ hội và đe doạ; điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố chủ quan của bản thân mình hay tổ chức mình, còn cơ hội và de doạ là do bên ngoài (chính sách vĩ mô...) tác động đến. Các yếu tố này có thể hoán đổi vị trí cho nhau nếu như các yếu tố bên ngoài đã thay đổi.
Vậy thế nào là một chiến lược tốt ?
+ trả lời được câu hỏi mà khách hàng quan tâm nhất nhưng chưa được thoả mãn - thường đây là điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và điểm này thường gắn liền với :
- lợi ích kinh tế
- bản ngã của họ/ cái tôi của họ
+ một seri các hoạt động phải được xây dựng khả thi để đạt được mục đích đã đề ra
* Không bao giờ thảo luận đàm phán khi không có các lựa chọn khác:
+ BATNA (Best Alternative to a Negotiation Agreement): nôm na là lựa chọn tốt nhất thay thế cho sự thoả thuận - luôn có phương án B tốt nhất
+ LATNA (Least Alternative to a Negotiated Agreement): nôm na là lựa chọn tồi nhất thay thế cho sự thoả thuận - phương án B tồi nhất
* SMART-> để xác định mục tiêu; luôn đặt mục tiêu cao nhất có thể
- Specific: cụ thể
- Messurable: đo lường được
- Achievable: khả thi
- Realistic/Reasonable: hợp lý
- Time -bound: có thời hạn
Cuối cùng là Bảng chuẩn bị đàm phán:
- Mục tiêu và chiến lược: xác định trước ở nhà đi
- Tài liệu đàm phán: chuẩn bị sẵn sàng
- Môi trường: địa chỉ, văn hoá, những quy định đặc biệt ....
- Cách tiếp cận chung - phác thảo ra
- Những vấn đề mang tính cạnh tranh: chưa có thông tin
-----------
Vậy là 1 trong những đề xuất của mình trong bản survey kế hoạch đào tạo trong năm 2009 của phòng Đào tạo đã được thông qua. Nghe chị Diệp nói là đây sẽ là buổi showcase của nhà cung ứng cho FIS, nếu như anh em đánh giá tốt thì cty sẽ ký hợp đồng chính thức mở màn cho một kế hoạch đào tạo sôi động trong năm nay.
Hôm nay a Khương cũng chia sẻ anh khi còn trẻ là một người rất hay săn các khóa đào tạo thử và free và bây giờ anh ấy thấy nhiều tác dụng to lớn của các khóa học đó khi ứng dụng vào công việc. Uhm, thôi cố gắng cày cuốc một thời gian nữa thôi rồi thời gian rảnh cũng đi săn các khoá học để phát triển và hoàn thiện một số kỹ năng mềm nữa chứ nhỉ"
Trích dẫn thư học viên!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét